Vườn cây, rừng cây xanh nhạt (Thuộc hành Mộc trong Ngũ hành)
Các vườn cây, khu cây xanh có màu xanh nhạt chính là phương thuốc an thần kỳ diệu. Các nhà nghiên cứu về màu sắc và các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng, sống trong môi trường cây xanh, nhiệt độ trên bề mặt da của con người giảm được 1 – 2,3°C, mạch đập có thể giảm 4 – 8 nhịp/phút, đồng thời huyết áp có thể hạ xuống, giảm áp lực lên tim. Cây xanh có thể giảm trạng thái căng thắng, giúp người ta bình tĩnh, ôn hòa hơn, từ đó giảm thiểu các hành vi bạo lực Màu xanh nhạt tượng trưng cho sự yên tĩnh, rất tốt cho con người. Những người có tính hướng nội, tinh thần thường xuyên bị ức chế nên chọn màu xanh nhạt để trang trí căn phòng của mình, như vậy sẽ khiến người ta cảm thấy thanh thản hơn, tạo được cảm giác thoải mái, thư giãn. Màu xanh nhạt cũng là màu rất thích hợp để trang trí phòng của người bệnh. Đông y coi gan thuộc hành Mộc, gan là mẹ của mắt, muốn “bổ mẫu ích tử”, trước hết cần phải bổ gan, như vậy sẽ có tác dụng trị các bệnh về mắt
Cách bố trí cây: Cây Kim Tiền , cây móc (Caryota – họ cau), bạch đàn Urophylla, trân châu tương tự Đài Loan, cau vua, dừa cảnh, câu Lào (cau núi), chà là cảnh, hoàng dương, nữ trinh tử, thảo quyết minh, các loài dương xỉ, như dương xỉ Boston, dương xỉ lá cuốn, dương xỉ lá đốm. Các loài cây dại như: Cây thành ngạnh,… cũng có thể trồng để tạo cảnh quan, giúp mở rộng tầm mắt của con người.
Rừng và vườn cây màu đỏ ( Thuộc hành Hỏa trong Ngũ hành )
Rừng và vườn cây màu đỏ tạo cảm giác nồng ấm, nóng bỏng. Những người tính tình lạnh lùng, không thích giao tiếp, mặc cảm, tự ti. thiếu nhiệt tình nên dùng các chất liệu màu hồng và màu đỏ để trang trí phòng ở và phòng làm việc. Màu hồng và màu đỏ có tác dụng làm người ta thêm hưng phấn, yê cuộc sống và rộng lượng, khoan dung hơn
Cách bố trí cây: Nên trồng các loài cây lá đỏ như: Cây vạn lộc , cây khói tía, dâu đỏ, lê lá đỏ, cây cộm, cây cổ yếm; hoặc trồng các loại cây có màu hồng, màu đỏ như: Hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa lựu, cau đỏ,… Ngoài ra, có thể trồng ven hồ các loại cây như: Liễu hoa đỏ, bụt mọc, trì bá, thủy tùng (lá măng), tạo nên sự thay đổi về màu sắc trong bốn mùa. Ngoài việc chọn các loại cây trồng, chúng ta cũng cần chú ý tới màu sắc của các bồn và chậu trồng cây, đồng thời bài trí thêm các chậu cá vàng, vòi phun để tăng thêm sự sống động, tạo cảnh quan ấm cúng, giúp chủ nhân thêm tự tin trong cuộc sống.
Rừng cây màu vàng (Thuộc hành Thổ trong Ngũ hành)
Màu vàng tạo cho người ta cảm giác ấm cúng. Người có tính cách kiêu ngạo, hay nghi ky hoặc những người có bệnh về dạ dày, ăn không ngon miệng nên trang trí phòng ở và phòng làm việc bằng các chất liệu màu vàng và màu nâu. Các màu này sẽ tác động tới chủ nhân, giúp họ thay đổi tính cách, trở nên khiêm tốn, thận trọng và quyết đoán hơn trong công việc
Cách bố trí cây: Nên chọn các loại cây như: Quế hoa, tre mỹ, Nam thiên trúc (trúc Phật), muông đen, cây huyền hoa, cây điệp, cây hoa hòe (Japanese pagoda tree), hoa đại, hoa Jasminum mesnyi (họ hoa nhài), cây cô tòng (Codiaeum variegatum), cây huyên (Orange daylily), các cây thuốc như: Cây hoàng bá (cortex phellodendri), cây cúc dại, cây dạ hương,… Các loài cây màu vàng rất có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa. Bạn có thể trồng các loài cây trên trong phòng ăn, phòng khách, trong vườn đều có tác dụng tương tự như nhau.
Rừng cây và vườn cây màu trắng (Thuộc hành Kim trong Ngũ hành)
Các loài cây màu trắng thường tạo cảm giác sạch sẽ, thanh tao, nhẹ nhàng. Đông y xếp màu trắng vào hành Kim trong Ngũ hành, nó liên quan đến phổi. Bạn nên dùng màu trắng để trang trí phòng của người bị bệnh khó thở, ho nhiều, viêm phế quản, vì màu trắng có tác động tốt tới họ, rất có lợi cho sức khỏe . Xung quanh nhà của những người bị bệnh kể trên nên trang trí các cầu gỗ, trồng các loài hoa màu trắng, như: Bạch đàn thân trắng (Eucalyptus citriodora), cây thông, tràm Úc (Melaleuca leucadenliệu), cây ngọc ngân … hoặc loài cây có hoa trắng, lá có mùi thơm họ cam chanh như: Cam, quýt, quất, bưởi, cây cari, cây qua lâu,… Các loài cây có thể vừa dùng làm cảnh, vừa dùng làm thuốc: Hoa định hướng trắng, hoa thụy hương (daphne), cam canh, ngưu bàng tử (Fructus Arctii – cây họ cúc). Ngoài ra có thể trồng các loài cây nhiệt đới hoa trắng như: Hoa nhài, trân châu (chi bần – Lythraceae), hoặc các loại cây hàn đới hoa trắng như: Hoa trận châu, tử vì hoa trắng, tủ cầu hoa trắng,… để tạo cảnh vườn cây, rừng cây trắng có tác dụng bổ phế, tăng cường sức khỏe
Vườn cây, rừng cây màu xanh lam (còn gọi là vườn cây màu tối) (Thuộc hành Thủy trong Ngũ hành)
Vườn cây, rừng cây màu xanh lam thường tạo cảm giác yên tĩnh. Người có tính tình nóng nảy, dễ xúc động, tinh thần bất an, dễ nóng giận nên trồng trong phòng ở và phòng làm việc các loại cây màu xanh lam hoặc lam nhạt. Các loại cây này có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giúp họ trấn tĩnh hơn, sống ôn hòa hơn, bình tĩnh trong mọi công việc. Những người bị bệnh về tim mạch cũng nên trồng các loại cây có lá xanh lam để dưỡng sinh, trị bệnh.
Khi chọn, nên chọn các loại cây như: Cây Tùng Bồng Lai , dừa cảnh (dừa tam giác, bạch đàn thân xanh, cây trân châu tương tự (thân gỗ lá xanh), bách thân xám, bằng lăng, hoa phượng, thủy ti liễu (Tamarix chinensis Lour), cây chuỗi ngọc (Duranta repens Linn), hoa lưu ly, hoa violet, hoa tử vi, hoa Glosinia; các loài cây thuốc có lá xanh như: Ban Lan Gen (loài hoa có xuất xứ từ Trung Quốc),… Ngoài ra còn có các loại cây như cây tử đằng, hoặc hoa có mùi thơm nồng như hoa ngâu, hoa hàm tiếu (có nơi gọi là hướng tiêu),…
Để tạo rừng cây, vườn cây màu tối, chúng ta có thể trồng các loại cây có lá màu xanh đậm như: Cây nhựa ruổi, cây thông đen (hắc tùng), tùng La hán, cây sâm nam, sâm thơm (Heteropanax fragrans), cây sồi xanh (Sapium sebiferum), cây đa (Ficus), đa búp đỏ (Ficus elastica), thiết mộc lan, bách tán, vạn tuế và thiên tuế (Cycas revoluta Thunb), cây hắc tử có xuất xứ từ nước ngoài (Xanthorrhoea australis – loài cây trồng giống như hình người da đen tóc đen, rất độc đáo, có tác dụng phòng hỏa chống cháy), bồ đào Hải Nam , cây hoa trà. Ngoài ra các thực vật thủy sinh như: Hoa sen, hoa súng hoặc các cây thuốc như: Bán phong hạ (Semiliquidambar) – có tác dụng khu phong; đỗ trọng – bổ thận; cây ngọc quế, cây ngân hạnh – bổ thận tráng dương; cây xương bồ (Acorus calamus) – nhuận tràng, thông huyết ích não; các loài cây dây leo như: Cây La hán (họ bầu), dạ giao đằng (có nơi gọi là thủ ô đằng), hoa lạc tiên (chanh leo – Passionfora), hồng xiêm, cây sung tượng trưng cho sự trường thọ, đều là những nguyên liệu lý tưởng để tạo vườn cây màu xanh đậm. Ngoài các loại cây kể trên, người ta có thể dùng các chậu cây cảnh có màu xanh đậm như: Cườm rụng (trà Phúc Kiến), hoàng dương (Buxus sinica), cây canh châu (Sageretia theezans), cây thông trắng (pinus parviflora), hoa sao để tạo quang cảnh có sắc trắng. Các loài cây trên có thể đặt trên giá, đôn cổ hoặc giả cổ, nguyên liệu tạo vườn kết hợp với việc treo câu đối, tranh ảnh, hoành phi cây màu tối phù hợp tạo không gian cổ kính. Không gian như vậy vừa thanh tịnh vừa có tác dụng dưỡng lão tăng thọ, đặc biệt thích hợp với những gia đình có người già.
Bài viết:
Cây phong thủy theo mệnh giúp gia chủ tăng tài lộc
The post Màu sắc cây cảnh theo ngũ hành phong thủy appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.
Source: https://ift.tt/2FShtc2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét